Nuôi cừu hay chăn nuôi cừu là việc thực hành chăn nuôi các giống cừu. Đây là một bộ phận trong chăn nuôi gia súc. Cừu được chăn nuôi để lấy các sản phẩm quan trọng như thịt cừu, sữa cừu, lông cừu, da cừu và các sản phẩm khác. Đây là một trong những loài gia súc được con người thuần hóa sớm nhất để lấy lông, thịt, sữa, mỡ và da. Đàn cừu trên thế giới hiện nay là trên 1 tỷ con. Cừu vẫn là một loại gia súc cung cấp thịt và lông quan trọng cho đến ngày nay, và người ta cũng lấy da, sữa và động vật cho nghiên cứu khoa học. Cừu là một trong số ít động vật được nuôi để lấy thịt,thịt cừu là một thực phẩm phổ biến ở nhiều nước châu Âu, châu Mỹ và châu Á, ở những vùng thảo nguyên.
Thức ăn của cừu rất đa dạng, chủ yếu là cỏ, cây bụi thức ăn thô xanh (các loại cỏ, các loại lá cây...), thức ăn thô khô (các loại cỏ khô) cùng các loại thức ăn ủ chua, thức ăn củ quả và các loại phụ phẩm của công nghiệp thực phẩm. Vào mùa khô, có thể cho cừu ăn thêm thức ăn tinh (cám, bột mỳ...).
Cừu cái có thể được vỗ béo trong thời kỳ mang thai, 70% tăng trưởng của cừu xảy ra trong 5 - 6 tuần cuối của thai kỳ. Chỉ khi cừu cái cho con bú hoặc ốm yếu cần vỗ béo thì mới cho ăn ngũ cốc.
Cừu đẻ trung bình 1,55 lứa/năm, mỗi lứa 1 - 2 con, sinh sản tập trung trong thời gian ngắn. Cừu nuôi thương phẩm thì chỉ 5 - 7 tháng là đạt trọng lượng khoảng 20 kg và có thể xuất bán. Cừu đực phải nhốt riêng, 8 - 9 tháng tuổi mới cho chúng phối giống.
Các loại dịch bệnh trên cừu rất ít. Bệnh hay gặp là tụ huyết trùng, viêm phổi…, thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa và trong mùa mưa, nếu phát hiện sớm cần chữa trị dứt điểm.
Cừu nuôi hiện nay có nguồn gốc xa xưa từ những loài cừu núi ở Iran và vùng bắc Ấn Độ. Tới nay, nó được nuôi suốt từ Bắc Âu tới tận các vùng nhiệt đới[1]. Cừu là loài dễ nuôi, khả năng tận dụng thức ăn rất cao, chịu đựng kham khổ và chống chịu bệnh tật tốt. Khối lượng cừu trưởng thành khá lớn, con đực đạt 52 kg, con cái đạt 35 kg, tỷ lệ thịt xẻ hay tỷ lệ xẻ thịt của chúng đạt 40 -43% (trung bình lên tới 41,62%), tỷ lệ thịt tinh (thịt lọc) đạt 28,62%-30%. Thị trường thịt cừu lại rộng mở, luôn hút hàng, giá mỗi kg thịt cừu hơi ở một số nơi hiện nay như Việt Nam cũng vào khoảng 40.000 - 45.000đ/kg. So với dê, hàm lượng các chất dinh dưỡng ở thịt cừu không thua kém. Thịt cừu ngon, giàu chất dinh dưỡng lại ít mỡ, hàm lượng cholesteron thấp cộng thêm tâm lý cừu chỉ ăn cỏ nên sạch vì thế thịt cừu đang được người tiêu dùng nhiều nơi lựa chọn.
Một số giống cừu có khối lượng trưởng thành khá lớn, con đực đạt 52 kg tỷ lệ xẻ thịt chúng đạt 40-43%
Cừu có tính bầy đàn cao nên dễ quản lý, chúng thường đi kiếm ăn theo đàn nên việc chăm sóc và quản lý rất thuận lợi. Cừu cũng là loài dễ nuôi, mau lớn, ít tốn công chăm sóc, ít bệnh tật, chuồng trại lại đơn giản và rẻ tiền, việc chăn thả cũng rất đơn giản, buổi sáng thả ra để chúng lên núi kiếm ăn, đến tối mới lùa về chuồng, chúng còn thích nghi với mọi địa hình từ đồng bằng đến vùng đồi núi, chẳng hạn ở Ninh Thuận là vùng khô và nóng nhất, ở đây nóng nhưng cừu không biết nóng, ngay giữa trưa nắng oi bức thế nhưng những con cừu vẫn tha thẩn tìm những ngọn cỏ hiếm hoi, cả đàn cừu vẫn lặng lẽ, kiên trì kiếm ăn giữa trời nắng nóng như thiêu đốt.
So với chăn nuôi bò thì cừu là vật nuôi dễ tính hơn, thức ăn của cừu rất đa dạng, thức ăn của cừu là những loại không cạnh tranh với lương thực của người, thậm chí, nó còn ăn cả những loại mà không loài nào ăn được ví dụ như xương rồng có trong thiên nhiên hoang dã. Nhìn chung, thức ăn chủ yếu là cỏ và cây bụi, chúng ăn được nhiều loại cây cỏ, chúng ăn cả thức ăn thô xanh (như các loại cỏ, các loại lá cây...), thức ăn thô khô (như các loại cỏ khô) cùng các loại thức ăn ủ chua, thức ăn củ quả các loại phụ phẩm của công nghiệp thực phẩm. Vào mùa khô, có thể cho cừu ăn thêm thức ăn tinh (như cám, bột ngô, bột mì...). Tuy nhiên, thức ăn thô vẫn là chủ yếu. Cừu là động vật có vú ăn rất nhiều cỏ. Hầu hết chúng gặm cỏ và ăn các loại cỏ khô khác, tránh các phần thực vật có gỗ nhiều, chúng là động vật nhai lại, an toàn hơn chăn thả gia súc, vì chúng phải hạ thấp đầu trong khi ăn nên dễ bị các động vật ăn thịt tấn công, trong khi nhai lại thì không.
Cừu có chế độ hoạt động ban ngày, ăn từ sáng đến tối, thỉnh thoảng dừng lại để nghỉ ngơi và nhai lại. Đồng cỏ lý tưởng cho cừu như cỏ, Họ Đậu. Khác với thức ăn gia súc, thức ăn chính của cừu trong mùa đông là cỏ khô. Khả năng phát triển tốt của chúng thường trên các đồng cỏ tùy theo giống, như tất cả cừu có thể tồn tại theo chế độ ăn này. Trong một số khẩu phần ăn của cừu cũng bao gồm các khoáng chất, hoặc trộn với lượng ít. Nguồn nước uống là nhu cầu cơ bản của cừu. Lượng nước cần cho cừu biến động theo mùa và loại và chất lượng thực phẩm mà chúng tiêu thụ. Khi cừu ăn nhiều trong các tháng đầu tiên và có mưa (kể cả sương, khi cừu ăn vào sáng sớm), cừu cần ít nước hơn. Khi cừu ăn nhiều cỏ khô thì chúng cần nhiều nước. Cừu cũng cần uống nước sạch, và có thể không uống nếu nước có tảo hoặc chất cặn.
Một con cừu đang ăn cỏ
Chỉ có một số cừu thường xuyên cho ăn ngũ cốc nồng độ cao, ít giữ trong trại. Đặc biệt ở các quốc gia công nghiệp hóa, các nhà sản xuất cừu có thể vỗ béo cừu trước khi giết mổ. Nhiều nhà nhân giống cừu cho cừu cái ăn với một tỷ lệ lớn ngũ cốc nhằm tăng sự thụ tinh. Cừu cái có thể được vỗ béo trong thời kỳ mang thai làm tăng trọng, 70% tăng trưởng của cừu xảy ra trong 5 đến 6 tuần cuối của thai kỳ. Ngược lại, chỉ khi cừu cái cho con bú hoặc cừu ốm yếu cần vỗ béo thì mới cho ăn ngũ cốc.Thức ăn cho cừu phải được tính theo công thức đặc biệt, như hầu hết gia súc, gia cầm, heo, và thậm chí là dê, thức ăn chứa nhiều đồng có thể gây chết cừu.
Cừu đẻ trung bình 1,55 lứa/năm. Mỗi lứa được 1-2 con, cũng có con đẻ ba con/lứa, sinh sản tập trung trong thời gian ngắn, tính trung bình, mỗi năm cừu sinh sản 2 lứa, mỗi lứa chỉ có một con, nhưng sinh sản tập trung trong thời gian ngắn. Khi đẻ là đẻ đồng loạt nên không tốn nhiều công chăm sóc con nhỏ. Cừu là gia súc có thời gian sinh trưởng rất nhanh, chỉ sau 8 - 9 tháng là bắt đầu sinh. Còn nuôi thương phẩm thì chỉ 5 - 7 tháng đạt trọng lượng khoảng 20 kg là có thể xuất bán. Cừu đực phải nhốt riêng, 8-9 tháng tuổi mới cho chúng phối giống. Nếu phối tự do, một cừu đực có thể đảm nhận cho 20-30 cừu cái. Còn nếu phối giống có kiểm soát thì nó còn có thể phụ trách tới 40-50 cừu cái. Các loại dịch bệnh trên cừu cũng rất ít. Bệnh thường gặp là tụ huyết trùng, viêm phổi, nhiễm trùng máu… thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa và trong mùa mưa, nếu phát hiện sớm là chữa trị dứt điểm.